Về những thông tin trên mạng, chúng tôi đang nhờ an ninh mạng hỗ trợ. Trường ĐH Vinh rất mong có thông tin rõ ràng, khách quan để báo cáo Sở GD-ĐT; Công an tỉnh; Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Bộ GD-ĐT", ông Bằng thông tin.
Theo đó, Trường THPT Chuyên ĐH Vinh cũng thông tin, trường vừa ra quyết định thay thế giáo viên chủ nhiệm. "Dừng công tác chủ nhiệm lớp 10A15 đối với cô giáo Đặng Việt Hà từ ngày 18/4/2023. Cô Hà có trách nhiệm bàn giao hồ sơ quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp 10A15 cho giáo viên chủ nhiệm mới" - quyết định nêu rõ.
Trước đó, như đã đưa tin, ngày 15/4, em N.T.Y.N học sinh Lớp 10A15, Trường THPT Chuyên ĐH Vinh tự tử tại nhà riêng. Cô giáo Đặng Việt Hà cho biết bản thân cô rất sốc và đau lòng trước sự việc.
“Em N. là học sinh ngoan, có rất nhiều cố gắng trong học tập. Kết quả học lực học kỳ I, em N. đạt loại giỏi, hạnh kiểm tốt”, cô Hà thông tin.
Ở lớp, N. thường xuyên chơi thân với một nhóm bạn. Tuy nhiên, trước ngày 20/11 năm ngoái, nhóm bạn này không còn chơi chung với nhau.
Cô Hà chia sẻ: “Với tư cách là giáo viên chủ nhiệm, khi nắm được sự việc, tôi có gặp riêng nhóm bạn này, tìm hiểu nguyên nhân thì chỉ nhận được lý do vì không hợp”.
Theo cô Hà, thời gian gần đây, gia đình em N. thường xuyên nhắn tin xin cho em nghỉ học với lý do sức khỏe. Khoảng cuối học kỳ I, em N. có nhắn tin riêng cho cô chủ nhiệm hỏi về mẫu đơn xin chuyển lớp.
Còn ông Phạm Xuân Chung – Hiệu trưởng trường THPT Chuyên Đại học Vinh, cho biết giữa học kỳ năm học này, N. có trực tiếp gặp thầy trao đổi đến việc chuyển lớp.
“Vấn đề chuyển lớp trong chương trình mới này không phải muốn chuyển là có thể chuyển vì liên quan đến quá trình, các môn học.
Khi xây dựng hệ chất lượng cao, chúng tôi có phân hóa các lớp với mức độ khác nhau. Dựa trên điểm đầu vào, em N. phân vào lớp 10A15 chuyên xã hội”, Thầy Chung chia sẻ.
Theo Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Đại học Vinh, nếu muốn chuyển qua lớp khác em N. phải chứng minh được kết quả học tập, không phải học sinh nào muốn chuyển lớp đều có thể chuyển.
“Tôi đã phân tích để N. hiểu, khuyên em về cố gắng học tập tốt, nhà trường sẽ xem xét. Trong năm 2022, có 3 học sinh đề đạt nguyện vọng xin được chuyển lớp, trong đó có em N". Thầy Chung khẳng định, em N. chỉ lên gặp một lần và có nguyện vọng xin chuyển lớp.
Ông Nguyễn Hồng Soa - Trưởng Phòng Công tác Chính trị Học sinh - Sinh viên, Trường ĐH Vinh, cho biết: “Hiện trường chưa thể trả lời bất cứ câu hỏi nào vì đang chờ lực lượng chức năng xác minh làm rõ. Chúng tôi đã có phương án chấn chỉnh, đảm bảo công tác ổn định tâm lý của học sinh. Vừa xảy ra sự việc rất đau lòng nên toàn bộ giáo viên đều phải tăng cường quan tâm, tạo các buổi gặp gỡ học sinh để nắm tình hình, từ đó nhà trường sớm ổn định các hoạt động. Thiện Lương |
Xem trực tiếp các môn tại SEA Games 32 hôm nay 14/5:
Thành tích HCV của đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 32 trong ngày 14/5:
Huy chương Vàng 1. Trần Ngọc Thúy Vi - Lê Hoàng Phong (Aerobic - đôi nam nữ) 2. Trần Ngọc Thuý Vi, Lê Hoàng Phong, Vương Hoài ân, Nguyễn Chế Thanh, Nguyễn Việt Anh (Aerobic - chung kết nhóm 5 người) 3. Phùng Thị Khánh Linh, Phạm Thị Thu Hoài, Bùi Thị Thu Hà, Lê Minh Hằng (Đấu kiếm - đồng đội nữ kiếm chém) 4. Trần Minh Trí (Cử tạ - hạng 67kg) 5. Hoàng Nhật Nam, Nguyễn Tiến Nhật, Nguyễn Phước Đến, Trương Trần Nhật Minh (Đấu kiếm - kiếm ba cạnh đồng đội nam) 6. Trần Ngọc Mai - Đinh Anh Hoàng (Bóng bàn - đôi nam nữ) 7. Đua thuyền truyền thống nội dung thuyền 12 người hỗn hợp cự ly 500m 8. Nguyễn Quang Nhật - Đặng Cửu Tùng Lân (cờ tướng - cờ nhanh đồng đội nam) 9. Nguyễn Hoàng Thành (Judo - 55kg) 10. Chu Đức Đạt (Judo - 60kg) 11. Bùi Tiến Hải (Vật - 60kg) 12. Nguyễn Công Mạnh (Vật - 72kg) 13. Lý Hồng Phúc (Taekwondo - 74kg) 14. Bùi Đình Quyết (Võ gậy) 15. Nguyễn Đình Huy (Vật) 16. Nguyễn Trần San San (Lặn - 800m vòi hơi chân vịt nữ) 17. Nguyễn Thị Thảo (Lặn - 50m chân vịt đôi) 18. Vũ Đặng Nam (Lặn - 400m vòi hơi chân vịt đôi) 19. Nguyễn Trọng Dũng (Lặn - 800m vòi hơi chân vịt nam) 20. Đỗ Đình Toàn, Phạm Thị Thu, Cao Thị Duyên, Nguyễn Thành Lộc (Lặn - tiếp sức 4x100m hỗn hợp) |
Huy chương Bạc 1. Lý Hoàng Nam (Quần vợt - đơn nam) 2. Bùi Mạnh Hùng (Vật - 67kg) 3. Trương Thị Kim Tuyền (Taekwondo - 49kg) 4. Nguyễn Bá Sơn (Vật - 77kg) 5. Trần Thị Ánh Tuyết (Taekwondo - 62kg) 6. Đặng Thị Vương (Lặn) 7. Nguyễn Lê Truyền Đạt (Lặn) 8. Bóng chuyền nữ |
Huy chương Đồng 1. Hoàng Thị Duyên (Cử tạ - hạng 59kg) 2. Nguyễn Thị Trang (Võ gậy) 3. Bùi Kỹ Sư (Cử tạ - 73kg) 4. Nguyễn Ngọc Diễm Phương (Judo) 5. Nguyễn Thị Trang Chi (Võ gậy) 6. Đào Thị Hồng Nhung (Võ gậy) 7. Phạm Thị Hồng Diệp (Lặn) |
Lịch thi đấu môn bóng đá SEA Games 32 mới nhất tại đây!
Theo Guardian, những người lớn tuổi đi tìm việc cho hay, dù họ có nhiều kinh nghiệm cũng như hiểu biết từ các công việc trước đó thì đó cũng có thể trở thành yếu tố bất lợi với họ. Người sử dụng lao động thường gán kinh nghiệm với thiếu linh hoạt, sợ công nghệ mới và kỳ vọng mức lương ngoài thực tế.
Vì thế, ở Nhật, chính phủ đã đầu tư mạnh vào các trung tâm nhân sự bạc, nơi chuyên hỗ trợ và cố vấn cho những người tìm việc trên 60 tuổi. Các trung tâm sẽ giữ vai trò môi giới, phát triển hồ sơ kỹ năng và kinh nghiệm của khách hàng rồi 'ghép' nó với những doanh nghiệp đang cần người.
Các trung tâm này vừa giúp doanh nghiệp tìm được nhân viên có kiến thức lẫn kinh nghiệm, giúp người tìm việc có được việc làm mong muốn và giúp chính quyền có thêm tiền thuế.
Ở tuổi 75, sau một thời gian không làm gì, bà Mikkiko Kuzuno đã nộp đơn xin việc tại một nhà máy ở gần Tokyo. Bà kiên quyết phải đích thân tới nộp đơn.
“Tôi đề nghị họ gặp tôi. Tôi muốn cho họ thấy mình vẫn còn khoẻ mạnh trong khi bằng tuổi tôi, nhiều người đã rất yếu”.
Bà Kuzuno, hiện 78 tuổi, đã làm việc được 3 năm trong một nhà máy nhỏ ở Warabi, tỉnh Saitama. Công việc của bà tại đây là giúp giặt là và đóng gói khăn hấp để cung cấp cho các nhà hàng.
Công việc đòi hỏi bà phải đứng suốt 3h của ca làm việc, song bà Kuzuno vẫn không nghĩ tới chuyện về hưu, một phần vì lý do tài chính, một phần nữa là bà ghét phải quanh quẩn trong nhà.
Ông Takayoshi Kimura, 73 tuổi, hiện là một trong những nhân viên kinh doanh hàng đầu tại một trung tâm mua sắm đông người ở Tokyo. Năm 58 tuổi, ông đã dừng hoạt động kinh doanh của mình ở nông thôn và lên thủ đô tìm việc. Người đàn ông này cho hay, công việc hiện giờ rất tốt trong khi ở quê nhà, bạn bè của ông có may mắn cũng chỉ được thuê làm bảo vệ.
Những người trong độ tuổi 70 và cao hơn nữa vẫn làm việc, đó có thể là bình thường mới ở Nhật và là khía cạnh mới của một quốc gia nổi danh là 'tham công tiếc việc.'
Thủ tướng Nhật Abe Shinzo đang tìm cách giữ những người như bà Kuzuno làm việc lâu hơn để họ có thể đóng góp thêm thuế cho nhà nước và giảm nhẹ gánh nặng chi tiêu của chính phủ khi Nhật đang phải đối mặt với tình trạng dân số già đi nhanh chóng.
Dân số già đi khiến chi tiêu an sinh xã hội của Nhật tăng, chiếm 1/3 chi tiêu của chính phủ trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3, khi mà chi tiêu hầu hết dựa vào đi vay.
Vì thế, chính phủ của Thủ tướng Abe Shinzo đã đưa ra các điều luật khuyến khích các công ty huỷ bỏ tuổi hưu, áp dụng các biện pháp khác để giữ lao động làm việc tiếp qua tuổi 70. Chính phủ Nhật cũng cân nhắc giải pháp cho người lao động được trì hoãn việc nhận lương hưu tới năm 75 tuổi.
“Chúng ta cần thay đổi cấu trúc xã hội kinh tế để phù hợp với mô hình cuộc sống 100 năm”, ông Shinjiro Koizumi, 38 tuổi, nghị sĩ đảng Dân chủ Tự do nước này nói.
Hoài Linh
Dân số Nhật đang giảm nhanh hơn bao giờ hết. Bị đè nặng bởi tình trạng sinh thấp, ngày càng nhiều người cao tuổi, Nhật đang thiếu những người trẻ tuổi có thể làm các công việc hàng ngày.
" alt=""/>Bài học Nhật giải quyết tình trạng thiếu lao động vì dân số già